Bạn thuộc kiểu nào trong số 4 phong cách học tập này?
Thông thường, không phải ai cũng có những phong cách học tập giống nhau. Mỗi người sẽ có xu hướng học tập thông qua nhiều hình thức khác nhau, ví dụ có người sẽ rất phù hợp khi được học thông qua thực hành và tiếp xúc với người vì anh ta hoặc cô ta là kiểu người hướng ngoại, cũng có nhiều người có phong cách học qua lý thuyết, cần tỉ mỉ từng bước một. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 4 phong cách học tập theo giả thuyết của Honey and Mumford (1986).
I. Tại sao nên hiểu phong cách học tập của bạn
Việc hiểu được phong cách học tập của mình là gì có thể giúp bạn rõ ràng hơn về khả năng của bạn thân mình. Từ đó bạn sẽ có những quyết định tốt hơn để cải thiện khả năng nhận thức cũng như những kết quả của mình trong học tập và công việc. Ngoài ra, nếu bạn là một nhà quản lý, một người điều hành nhân sự, hay đơn giản là một leader trong team, nắm rõ những phong cách học tập này cung sẽ rất hữu ích.
Cụ thể, trong việc điều hành nhân sự, bạn có thể đưa ra các giải pháp để giúp nhân viên của mình phát triển tốt hơn dựa trên những phong cách học tập ưa thích của họ.
Trong teamwork, mọi người sẽ biết phân bổ công việc để mỗi có nhân có thể đóng góp tối đa cho kết quả của nhóm.
II.4 PHONG CÁCH HỌC TẬP THEO ĐINH NGHĨA CỦA HONEY
Phong cách học tập được phát triển bởi Peter Honey và Alan Mumford, dựa trên công trình của Kolb, và họ xác định bốn phong cách học tập hoặc sở thích riêng biệt: Nhà hoạt động, nhà lý thuyết; Người theo chủ nghĩa thực dụng và Người phản chiếu. Đây là những cách tiếp cận học tập mà các cá nhân thích một cách tự nhiên và họ khuyến nghị rằng để tối đa hóa việc học cá nhân của chính mình, mỗi người học phải:
- Hiểu phong cách học tập của họ
- Tìm kiếm cơ hội để học cách sử dụng phong cách đó
1. Activist
Những đặc điểm chính:
- Phát triển các kỹ năng mới trong công việc
- Chương trình học rất thực tế, cởi mở và linh hoạt
- Các khóa đào tạo dựa trên hoạt động phù hợp với bạn
- Tư duy cởi mở
- Nhiệt tình với bất kỳ điều gì mới
- Triết lý của họ là: “Tôi sẽ thử bất cứ điều gì một lần”
- Hành động trước và xem xét hậu quả sau đó
- Ngày tràn ngập hoạt động
- Họ thích động não
- Hòa đồng và hòa đồng
Phong cách hoạt động (Activist) sẽ hay nói: “Hãy để cho mọi sự diễn ra và xem kết quả sau đó, Tôi có thể dùng thử không?”
2. Reflector
Những đặc điểm chính:
- Làm việc chặt chẽ với người có kinh nghiệm
- học thông qua quan sát và thảo luận về những phản ánh của bạn
- lập kế hoạch với một người cố vấn
- Học hỏi từ sách, bài báo và nghiên cứu điển hình
- Thu thập dữ liệu và rút ra kết luận
- Rất thận trọng và chu đáo
- Ngồi sau trong các cuộc họp và thảo luận
- Họ thích quan sát những người khác đang hành động
- Họ lắng nghe người khác trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào
- Họ có xu hướng chấp nhận một hồ sơ thấp và có một chút xa cách
Phong cách suy ngẫm (Reflector) sẽ hay nói: “Hãy để tôi nghĩ về điều này một chút, đừng vội vàng đưa ra kết luận/hành động”
3. Theorist
Những đặc điểm chính:
- Các khóa học dựa trên lý thuyết giá trị với các giảng viên có trình độ và kinh nghiệm tốt, sách và bài báo được viết tốt
- Tích hợp các quan sát vào các lý thuyết phức tạp nhưng hợp lý
- Họ giải quyết các vấn đề theo cách logic từng bước
- Những người cầu toàn
- Phân tích và tổng hợp
- Quan tâm đến các giả định, nguyên tắc, mô hình lý thuyết
- Họ thích tối đa hóa sự chắc chắn
Phong cách lý luận (theorist) sẽ hay nói: “Nhưng làm thế nào điều này phù hợp với [x]? Tôi có thể hiểu những nguyên tắc đằng sau điều này hơn một chút
4. Pragmatist
Những đặc điểm chính
- Tìm kiếm các ý tưởng, lý thuyết và kỹ thuật mới để xem chúng có hoạt động trong thực tế không
- Tận dụng cơ hội để thử nghiệm
- Hành động nhanh chóng và tự tin
- Thiếu kiên nhẫn với các cuộc thảo luận kết thúc mở
- Rất thực tế, với mọi người • Khó khăn và cơ hội là thách thức
- Triết lý của họ là “Luôn luôn có một cách tốt hơn” và “Nếu nó hoạt động thì tốt”.
Phong cách thực tế (Pragmatist) sẽ hay nói: “Làm thế nào nó áp dụng trong thực tế? Tôi thấy nó không phù hợp với thực tế”
Xem thêm: Các bài test chuẩn mực để đánh giá bản thân
III. Kiểu mẫu phong cách học tập của Kolb
4 kiểu phong cách học tập trên có mối liên hệ với một model của nhà tâm lý học Kolb được phát minh năm 1984. Mô hình này được gọi là The Experiential Learning Cycle – chu trình học tập trải nghiệm. Chắc hẳn, mọi người đều nghe câu “học phải đi đôi với hành” , mô hình này sẽ là một minh chứng lý giải cụ thể việc học thực chất của chúng ta đi theo giai đoạn như thế nào.
Giai đoạn: Concrete Experiment
Đây là giai đoạn người học trải nghiệm tiếp nhận những kiến thức mới hoặc những bài học đã từng xảy ra. Ở giai đoạn này người học sẽ quan sát, lắng nghe một cách thụ động những bài học được học và từ đó định hình cho mình mục tiêu và mong muốn của họ về kiến thức.
Giai đoạn: Reflective Observation
Giai đoạn này người học sẽ củng cố và ngẫm lại những gì đã được tiếp thu vào não bộ của mình. Từ đó suy nghĩ và người học bắt đầu có những câu hỏi trong đầu xuất hiện, những sự tò mò về những câu hỏi tại sao.
Giai đoan: Abstract Conceptualization
Bước tiếp theo là việc người học vận dụng những gì đã suy ngẫm trước, cùng với những trải nghiệm, kiến thức sẵn có để có được kết luận.
Giai đoạn: Active Experimentation
Giai đoạn này được xem là một phần thưởng cho người học khi họ đã có thể vận dụng được những gì họ đã học và hiểu được dể áp dụng vào thực tiễn hay tạo ra một thứ gì đó mới.
Lưu ý: Trong việc học không nhất thiết mỗi người học sẽ bắt đầu theo thứ tự các giai đoạn này. Họ có thể bắt đầu từ bất kì một giai đoạn nào, và đi theo chu kì như vậy. Mô hình học tập này cũng có thể tóm gọn lại thành 4 từ sau để bạn có thể dễ hiểu hơn: QUAN SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÚC KẾT – ÁP DỤNG.
Tại Impactus Academy, giáo trình được thiết kế đặc biệt để tạo cơ hội cho người học được tham gia trọn vẹn vào 4 chu trình của việc học này.
Qua những hoạt động như thuyết trình, thảo luận, các project hợp tác học viên sẽ nhận ra được phong cách học tập thế mạnh của mình qua sự thể hiện niềm hứng thú và sự yêu thích của họ với những hoạt động đó. Người học sẽ nắm trọn những tinh hoa kiến thức một cách toàn diện hơn và mang được kiến thức đó trở thành của riêng mình chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ học lý thuyết.
[MIỄN PHÍ] Học thử Business English – tiếng Anh kinh doanh
(Học toàn bộ kĩ năng kinh doanh Sale, Marketing,…)
TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG (chỉ áp dụng khu vực Hà Nội)
Bài viết Bạn thuộc kiểu nào trong số 4 phong cách học tập này? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Impactus - Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm..
from Impactus – Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm. https://ift.tt/3dA2O45
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét