Design Thinking – Tư duy thiết kế – nghe lạ mà quen trong kinh doanh và đời sống.
I Design Thinking – tư duy thiết kế là gì?
Hẳn nhiều người khi nghe về từ “Design” có thể nghĩ đến lĩnh vực thiết kế- thời trang hay kiến trúc, tuy nhiên sự thật không phải như vậy.
Design thinking – tư duy thiết kế là một dạng thức tiếp cận giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo và đột phá. Lối tư duy này được phát triển thông qua quá trình nhận thức và tập hợp các thông tin để sáng tạo ra một thứ ý tưởng mới mang tính đột phá và có thể giải quyết vấn đề cho nhiều người thậm chí là thay đổi cả thế giới.
Bạn có thể thấy qua ví dụ của Apple, vào 2007 Steve Job tuyên bố ra mắt Iphone – một thiết bị nhỏ gọn tích hợp tất cả những tính năng tối ưu nhất của các dòng điện thoại khác như nghe nhạc, xem phim, ghi âm… và hơn nữa là cảm ứng bằng ngón tay. Steve Job tuyên bố nói rằng đây sẽ là thiết bị thay đổi cả thế giới,trong khi đó ông lớn điện thoại thời đó là Nokia lại cho rằng sẽ chẳng ai cần một chiếc điện thoại như Iphone.
Cho đến nay thì người người dùng Iphone, nhà nhà dùng Iphone, và nhà sản xuất Nokia mặc dù sau này có thay đổi mình để đi theo thị trường với những dòng điện thoại cảm ứng, tuy nhiên vì thị trường công nghệ quá cạnh tranh, tính đổi mới và sáng tạo của họ không có nhiều. Vậy nên họ đã phải dừng cuộc chơi.
Không chỉ áp dụng trong kinh doanh, Design thinking còn áp dụng được vào mọi mặt vấn đề trong cuộc sống.
II Tại sao Tư duy thiết kế lại quan trọng ?
Nếu đâu đó bạn nghe thấy một trong những kĩ năng con người cần phát triển đó là Critical Thinking (Tư duy phản biện). Thì Design Thinking (Tư duy thiết kế) còn quan trọng không kém, thậm chí giúp bạn đột phá với những ý tưởng giải quyết vấn đề không ngờ của mình.
Những người có tư duy thiết kế thường tập trung vào phương án giải quyết hơn là tập trung vào vấn đề.
III Áp dụng tư duy thiết kế vào thực tiễn như thế nào?
Thông qua quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ đời sống, mỗi con người sẽ có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Thông thường mọi người tập trung vào vấn đề hơn là việc tập trung vào giải pháp. Những người có tư duy thiết kế thường tập trung vào phương án giải quyết hơn là tập trung vào vấn đề.
Để áp dụng tư duy thiết kế trong vào cuộc sống, ngoài việc ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà ta đã có. Sử dụng trực giác và những hướng đi mới trong việc tìm ra giải pháp là cốt lõi của việc ứng dụng tư duy thiết kế.
Bởi lẽ nếu những cách làm cũ sẽ chỉ đem lại kết quả cũ, trừ khi thay đổi hướng tiếp cận và có những cách làm mới đột phá hơn. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, bạn hãy cùng theo dõi 5 bước trong quy trình tư duy thiết kế dưới đây.
1 Empathy – Đồng cảm – Tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế trước tiên bắt nguồn từ trải nghiệm thực tế hoặc qua quan sát của người đó, họ thông cảm và thấu hiểu được những hạn chế, rào cản và những khó khăn trong các tình huống mà bản thân họ hoặc người khác gặp phải. Đây cũng là một động lực để kích thích sự tò mò và sáng tạo của con người, từ đó hình thành ra những ý tưởng đột phá.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng xét ví dụ về sự hình thành Facebook của Mark Zuckerberg. Từ việc muốn việc giao tiếp với những nhóm bạn trong trường một cách thuận tiên hơn. Anh đã lên ý tưởng và hình thành một app để chia sẻ, kết nối với nhau online, và sau này lan rộng và trở thành Facebook như ngày hôm nay.
Hay trong cuộc sống, việc thấu hiểu sự ô nhiễm của môi trường, khói bụi từ xe cộ, thì từ đó đã có những con người nhận biết được điều này và phát minh ra xe chạy bằng năng lượng tái tạo.
2 Define – Định nghĩa vấn đề – Tư duy thiết kế
Đã đến lúc tích lũy thông tin thu thập được trong giai đoạn 1(Emphasize – Đồng cảm). Sau đó, bạn phân tích các quan sát của mình và tổng hợp chúng để xác định các vấn đề cốt lõi mà bạn và nhóm của bạn đã xác định. Các định nghĩa này được gọi là câu lệnh vấn đề. Bạn có thể tạo cá tính để giúp giữ cho nỗ lực của mình lấy con người làm trung tâm trước khi tiến tới lý tưởng.
Ở bước này, ta nên nhìn nhận vấn đề với việc lấy con người làm trung tâm. Lối tư duy này nhấn mạnh vào việc xác định và phân tích vấn đề cốt lõi, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.
3 Ideate – Lên ý tưởng – Tư duy thiết kế
Đây là lúc chúng ta được thỏa mãn vùng vẫy trong sự sáng tạo của mình, let’s Thinking Outside Of The Box.
Để hiểu rõ hơn về thinking outside of the box, bạn có thể tham khảo ví dụ sau của Duncker 1945. Có một hộp đinh, một cây nến và một bao diêm, làm cách nào để gắn que diêm lên tường. Bạn sẽ làm như thế nào ?
Câu trả lời là rút hộp đinh ra và đóng hộp đinh vào tường, sau đó dựng cây nến trên hộp đinh bằng que diêm.
Tham khảo thêm phương pháp tiếp cận vấn đề với 5 Whys
4 Prototype – Phác họa ý tưởng và thiết kế mẫu – Tư duy thiết kế
Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước. Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của bạn hay cho người khác, bạn sẽ loại bỏ dần các thành tố không đạt yêu cầu hoặc không khả thi. Ở bước này, bạn sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.
5 Test – Thử nghiệm – Tư duy thiết kế
Trong bước cuối cùng này, bạn sẽ quan sát người dùng mục tiêu của mình, hoặc người dùng đại diện để xem tương tác của họ đối với sản phẩm mẫu thử. Việc thu thập thông tin phản hồi và các đánh giá của người dùng cũng rất cần thiết cho quá trình này.
Việc thử nghiệm sẽ nhanh chóng làm nổi bật bất kỳ lỗi thiết kế nào cần được giải quyết. Để rồi từ đó, bạn sẽ quay lại các bước ở trên và cải thiện để ngày càng đến gần hơn với sản phẩm cuối cùng.
Tại Impactus, các khóa học được thiết kế để học viên có cơ hội vận dụng và hình thành những tư duy này, vậy nên nếu bạn băn khoăn về việc học các khóa Business English tại Impactus là chỉ học tiếng anh, thì điều đó hoàn toàn không đúng. Tham gia trải nghiệm vào các Project ở lớp học sẽ là cơ hội tốt để giúp bạn nâng cao tư duy đổi mới và sáng tạo của mình.
[MIỄN PHÍ] Học thử Business English – tiếng Anh kinh doanh
(Học toàn bộ kĩ năng kinh doanh Sale, Marketing,…)
TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG (chỉ áp dụng khu vực Hà Nội)
Bài viết Design Thinking – Tư duy thiết kế – nghe lạ mà quen trong kinh doanh và đời sống. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Impactus - Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm..
from Impactus – Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm. https://ift.tt/3xmhZFM
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét