Các tips hữu ích giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn hiệu quả

Hẳn mọi người khi xem qua những bài thuyết trình trên TED Talk đều có những ấn tượng nhất định với những gì diễn giả trình bày. Vậy tại sao họ có thể tự tin như vậy? Làm thế nào để có một bài thuyết trình tốt. Dưới đây là những tips cực hữu ích để bạn nâng cao năng lực thuyết trình của mình từ bình thường trở nên ấn tượng và chuyên nghiệp hơn.

I. Tại sao kỹ năng thuyết trình lại quan trọng?

1. Chinh phục nhà tuyển dụng.

Qua những lần thuyết trình trên lớp, trước mặt các bạn và giáo viên. Đó có thể là những lần để tạo cho chúng ta có cơ hội rèn luyện và thể hiện khả năng thuyết trình của mình tốt hơn. Tuy nhiên bài thuyết trình quan trọng của bạn sẽ là trước mặt các nhà tuyển dụng khi bạn đi tìm việc. Nó có thể được gọi là phỏng vấn, tuy nhiên xét cho cùng đó là một dạng của thuyết trình. Những nhân viên có khả năng trình bày ý tưởng rõ ràng với cấp trên sẽ dễ được chọn làm những dự án lớn hơn, nhờ đó mà thăng tiến trong sự nghiệp.

2. Kỹ năng thuyết trình đóng góp quan trọng cho thành công của một doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường phải trình bày những ý tưởng mới với nhân viên, khách hàng, đối tác hoặc thậm chí là công chúng. Rất nhiều tiền và áp lực có thể đè nặng lên những bài thuyết trình này. Do đó, công ty phải lựa chọn một người có kỹ năng thuyết trình vững vàng để đảm nhận những dự án kiểu này. Những người sở hữu những kỹ năng này sẽ dễ được cấp trên chú ý và thăng tiến trên con đường sự nghiệp của bạn.

3. Kỹ năng thuyết trình quan trọng trong việc kết nối với người khác.

Những người thuyết trình giỏi là những người có thể kết nối họ với khán giả của họ. Thông qua việc sử dụng các câu chuyện, sự hài hước, hình ảnh và kỹ thuật tương tác, họ có cách xây dựng mối quan hệ với khán giả của mình. Nếu bạn có sự luyện tập và thành thạo những kỹ năng này, việc kết nối với người khác sẽ không còn là rào cản.

II. Những cách cải thiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả.

1. Thể hiện kết nối với khán giả bằng sự đam mê của bạn.

Thật khó để relax khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy là chính mình khi bạn cảm thấy lo lắng.

Những người thuyết trình vĩ đại nói rằng điều quan trọng nhất là kết nối với khán giả của bạn và cách tốt nhất để làm điều đó là để niềm đam mê của bạn đối với chủ đề này được tỏa sáng.

Thành thật với khán giả về điều gì là quan trọng đối với bạn và tại sao điều đó lại quan trọng.

2. Tập trung vào nhu cầu của người xem.

Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn luôn cần ghi nhớ những gì khán giả cần và muốn biết chứ không phải những gì bạn có thể nói với họ.

Trong khi thuyết trình, bạn cũng cần phải tập trung vào phản ứng của khán giả và phản ứng với điều đó một cách hợp lý.

3. Hãy đơn giản hóa – Tập trung vào những thông điệp chính.


Là một người thuyết trình, mục tiêu chính của bạn là đảm bảo khán giả nhớ những điểm chính trong bài thuyết trình của bạn.

Bạn có thể đơn giản hóa bằng cách: Khi lập kế hoạch cho bài thuyết trình của mình, bạn nên ghi nhớ câu hỏi:

Thông điệp chính (hoặc ba điểm chính) để khán giả của bạn rút ra được là gì?

Và nếu những gì bạn định nói không góp phần vào thông điệp cốt lõi đó, thì đcos thể bớt đi hoặc cho vào phần tài liệu để gửi cho những người dự thuyết trình của bạn.

4. Mỉm cười và giữ kết nối bằng mắt.

Điều này nghe có vẻ rất dễ dàng, nhưng một số lượng lớn đáng ngạc nhiên là những người thuyết trình không làm được.

Nếu bạn mỉm cười và giao tiếp bằng mắt, bạn đang xây dựng mối quan hệ, điều này giúp khán giả kết nối với bạn và đối tượng của bạn. Nó cũng giúp bạn bớt lo lắng vì bạn đang nói chuyện với từng cá nhân chứ không phải với một số lượng lớn những người không quen biết.

Để giúp bạn điều này, hãy đảm bảo rằng bạn không tắt tất cả đèn để chỉ hiển thị màn hình trang trình bày. Khán giả của bạn cần nhìn thấy bạn cũng như các trang trình bày của bạn.

Có ba loại cách để sử dụng eye contact

  • Nhìn vào tất cả mọi người 
  • Nhìn vào một người nào đó theo ngẫu nhiên 
  • Nhìn vào trán của họ

5. Bắt đầu bài thuyết trình ấn tượng.

Sự bắt đầu của bài thuyết trình của bạn là rất quan trọng. Bạn cần thu hút sự chú ý của khán giả và giữ chân họ.

Họ sẽ dành cho bạn một vài phút để giúp họ giải trí, trước khi họ bắt đầu cảm thấy tẻ nhạt nếu bạn không thể hiện được gì đặc sắc. Vì vậy, đừng lãng phí điều đó vào việc giải thích bạn là ai, hoặc có thể bằng đầu bằng một câu chuyện hoặc những câu hỏi mang tính tò mò để thu hút sự chú ý. Dưới đây là một vài tips để gợi ý cho mọi về bắt đầu một bài thuyết trình hiệu quả:

  • Shock tinh thần khán giả.

Theo tâm lý học, con người có xu hướng chú ý đến những điều bất ngờ và những điều làm kích thích trí tò mò của họ. Có rất nhiều cách để làm được điều này, bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện thú vị. Tuy nhiên hãy đảm bảo nó có liên quan đến mục đích bài thuyết trình của bạn.

Bài thuyết trình của Josh Kaufman tại TEDtalk nói về việc ông có quá nhiều việc phải bận tâm tỏng một ngày, trong khi không biết làm cách làm thế nào để học những thứ mình ưa thích
Bài thuyết trình của Josh Kaufman tại TEDtalk nói về việc ông có quá nhiều việc phải bận tâm tỏng một ngày, trong khi không biết làm cách làm thế nào để học những thứ mình ưa thích
  • Hỏi người nghe về những câu hỏi mang tính tưởng tưởng, giả thuyết.

Yêu cầu khán giả tưởng tượng điều gì đó hoặc nghĩ “điều gì xảy ra nếu” giúp họ hình dung và sử dụng trí tưởng tượng của họ. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này để gợi lên những cảm xúc nhất định, thường là những cảm giác bạn trải qua cùng một thứ.

Cảm xúc là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng mọi người sẽ tiếp tục lắng nghe khi họ đang tham gia vào những gì bạn đang nói.

  • Sử dụng một câu Quote.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc bắt đầu một câu mở đầu. Bạn có thể xem xét veef một câu quote của một ai đó, Và cũng như câu chuyện, câu trích dẫn đó nên liên quan đến bài thuyết trình của bạn. Sử dụng câu quote đó trên một slide sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn và bắt đầu có sự chú ý đến bài thuyết trình của bạn.

  • Chia sẻ câu chuyện cá nhân.

Như đã nói ở trên, khán giả thích nghe những câu chuyện và họ thậm chí còn thích thú hơn khi câu chuyện trực tiếp về bạn, người nói, bởi vì họ nhìn thấy khía cạnh con người của bạn.

Cân nhắc kể một câu chuyện về một sai lầm bạn đã mắc phải hoặc khi cuộc sống không suôn sẻ như vậy – nếu phù hợp với mục đích của bài thuyết trình của bạn. Mọi người sẽ liên quan đến điều này vì tất cả chúng ta đều đã trải qua những sai lầm và thất bại. Khán giả càng liên quan đến bạn, thì khả năng họ tiếp tục tương tác càng cao.

Những câu chuyện này cũng có thể được kể theo cách hài hước nếu nó khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và vì bạn đang tiết lộ một câu chuyện cá nhân nên ít có khả năng bị hiểu sai hơn so với kể một câu chuyện cười.

  • Sử dụng con số thống kê.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một thống kê đáng ngạc nhiên mà bạn có thể cá nhân hóa cho khán giả để có tác động lớn hơn, ví dụ: bạn có thể nói “Trong phòng này, hơn 70% chúng tôi sẽ …” hoặc “Nhìn vào người trên bên trái của bạn…”

Bạn cũng có thể kết hợp một thống kê với một câu hỏi hàng đầu, ví dụ “Bạn nghĩ … bao nhiêu phần trăm dân số?” Khán giả sẽ bị sốc khi bạn cung cấp cho họ câu trả lời thực tế.

Hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng quá nhiều số liệu thống kê hoặc sử dụng dữ liệu phức tạp, đặc biệt là trong phần giới thiệu vì bạn có thể khiến người xem cảm thấy quá khô khan. Vừa đủ là tốt.

Những kỹ thuật này không chỉ áp dụng cho phần giới thiệu – chúng còn có thể được sử dụng trong suốt bài thuyết trình của bạn để thu hút và thuyết phục khán giả của bạn. Hãy thử các kỹ thuật khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với bạn và luyện tập càng nhiều càng tốt. Với một phần mở đầu mạnh mẽ được chuẩn bị sẵn sàng, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn rất nhiều trong suốt phần còn lại của bài thuyết trình.

6.Ghi nhớ nguyên tắc 10-20-30 cho phần trình chiếu slide của bạn.

10 slides - 20 phút - Không quá 30 chữ cho một slide
10 slides – 20 phút – Không quá 30 chữ cho một slide


Đây là một mẹo từ Guy Kawasaki của Apple. Ông gợi ý rằng trình chiếu nên:

  • Chứa không quá 10 slides
  • Không kéo dài quá 20 phút 
  • Sử dụng kích cỡ font chữ trên 30 

Việc sử dụng font chữ trên 30 với mục đích để tránh người thuyết trình muốn đưa vào slide đó quá nhiều thông tin. Nếu bạn cần cung cấp thêm thông tin, hãy tạo một tài liệu phát riêng và phát sau phần trình bày của bạn.

7. Sử dụng giọng nói của bạn hiệu quả.

Để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, bạn cần sử dụng giọng nói của mình một cách hợp lý. Cách bạn phát âm khi nói có thể khiến lời nói của bạn trở nên sống động – hoặc làm mất đi sức mạnh của chúng.
Thay đổi tốc độ nói và nhấn mạnh những thay đổi về cao độ và giọng điệu, tất cả đều giúp làm cho giọng nói của bạn thú vị hơn và thu hút sự chú ý của khán giả.

8. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

Có một ước tính rằng, hơn ¾ việc giao tiếp là bằng ngôn ngữ cơ thể.

Điều đó có nghĩa là việc sử dụng giọng kết hợp với Nonverbal (Biểu đạt cử chỉ) của bạn cũng rất quan trọng để truyền tải thông điệp của bạn. Đảm bảo rằng bạn đang đưa ra những thông điệp phù hợp: ngôn ngữ cơ thể cần tránh bao gồm khoanh tay, đưa tay ra sau lưng hoặc đút túi quần và bước đi trên sân khấu.

Làm cho cử chỉ của bạn cởi mở và tự tin, đồng thời di chuyển tự nhiên xung quanh sân khấu và cả khán giả, nếu có thể.

9. Thư giãn, hít thở, và enjoy buổi thuyết trình của bạn.

Nếu bạn có thể thư giãn cho bản thân, bạn gần như chắc chắn sẽ trình bày tốt hơn. Nếu bạn thực sự có thể bắt đầu thích thú với bản thân, khán giả của bạn sẽ phản hồi lại điều đó và tương tác tốt hơn. Các bài thuyết trình của bạn sẽ cải thiện theo cấp số nhân, và sự tự tin của bạn cũng vậy. Nó rất đáng để thử.

10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập.

Những bậc thầy thực sự về thuyết trình, chẳng hạn như diễn giả TEDTalk. Họ đều tự luyện tập nhiều lần và chuẩn bị kỹ lưỡng trước cho bài nói của họ.

Đúng vậy. Để có một bài thuyết trình trôi chảy và thu hút, việc luyện tập kỹ năng thuyết trình là điều rất quan trọng. Khi đó bạn sẽ tránh được những lỗi mà hầu hết những người thuyết trình bình thường hay mắc phải:

+) Thuyết trình bị vượt quá thời gian
+) Hay bị nhại lại các câu nói cũ
+) Hay bị ậm ờ
+) Quên mất những gì cần nói
+) Nói không trôi chảy

Hãy thử luyện tập bài thuyết trình của bạn trước những người bạn bè hoặc đồng nghiệp trước. Record lại bài thuyết trình của bạn cùng như nhận lời góp ý từ họ sau mỗi lần thuyết trình. Từ đó bạn cũng sẽ khiến bài thuyết trình của bạn trở nên thu hút và hiệu quả hơn.

III. Những phẩm chất đáng quý của một người có kỹ năng thuyết trình giỏi.

Những người có khả năng thuyết trình tự tin và dành nhiều sự chú ý của mọi người đều có những đặc điểm chung.

1. Thể hiện sự trân trọng người nghe.

Thể hiện sự trân trọng với người nghe không chỉ làm cho người dự cảm thấy hài lòng bởi sự hiện diện của họ khi lắng nghe bạn. Sự trân trọng người nghe còn giúp người thuyết trình có được nhiều năng lượng hơn để chia sẻ hơn.

Tuy nói có vẻ dễ, tuy nhiên thuyết trình tốt cũng là cả một nghệ thuật, việc đưa yếu tố này vào trong những bài thuyết trình của bạn thường xuyên để rèn luyện cũng như khiến cho bài thuyết trình của bạn có thiện cảm hơn rất nhiều.

2. Thử thách bản thân.

Khi chia sẻ về một điều mới hay một ý tưởng mới, chắc chắn sẽ có sự trái lập với những suy nghĩ cũ của những người khác mà họ đang tu duy theo như vậy. Và những điều đó có thể không giúp cho họ hiệu quả hoặc có thể nó là tư duy cũ.

Điều này thực sự yêu cầu khả năng tự tin và dũng cảm từ phía người thuyết trình. Và những người thuyết tình giỏi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc khởi gợi và điều hướng người nghe theo ý tưởng mà họ đang trình bày.

3. Đọng lại cho người xem một thứ gì đó.

Để có sự kết nối hơn và đọng lại cảm xúc trong lòng người nghe. Những người thuyết trình giỏi biết cách kết nối với họ ngay cả khi kết thúc bài thuyết trình của họ.

Ví dụ đó có thể là một câu chuyện chạm vào cảm xúc của người nghe, hoặc đơn giản là đưa ra một thử thách hành động nào đó với người nghe như việc làm thử dậy sớm trong 21 ngày hay thêm một yếu tố nào đó vào để họ áp dụng và có thể thay đổi được chất lượng cuộc sống của họ.

Kết: Trên đây là những chia sẻ về những yếu tố, kỹ năng để có một bài thuyết trình hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể áp dụng và cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình một cách hiệu quả.

ĐĂNG KÝ GỬI THIỆP MỪNG SINH NHẬT IMPACTUS – NHẬN 100K


[contact-form-7]

Tham khảo thêm: THUYẾT TRÌNH “MƯỢT” HƠN VỚI 50+ CÚ PHÁP TIẾNG ANH HỮU DỤNG

Bài viết Các tips hữu ích giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Impactus - Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm..



from Impactus – Tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng dành cho sinh viên và người đi làm. https://ift.tt/3tFvw8n
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

20 idioms tiếng Anh thông dụng nhất về thời tiết – người học phải biết

Giải pháp đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp chất lượng từ Impactus

Lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà mùa dịch – Đánh bay covid dành riêng cho bạn