Những điều lưu ý trong phong vấn tiếng Anh giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

Việc phỏng vấn với nhà tuyển dụng là một phần quan trọng trong quá trình xét duyệt xem liệu rằng bạn có thể trở thành nhân sự cho công ty hay không? Vậy nên thời gian bạn bỏ ra càng nhiều cho sự chuẩn bị, kết quản của cuộc phỏng vấn sẽ tốt hơn bấy nhiêu. Hôm nay Impactus xin gửi đến bạn đọc những tips nhỏ mà có võ để giúp bạn thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn.

Việc phỏng vấn với nhà tuyển dụng là một phần quan trọng trong quá trình xét duyệt xem liệu rằng bạn có thể trở thành nhân sự cho công ty hay không? Vậy nên thời gian bạn bỏ ra càng nhiều cho sự chuẩn bị, kết quản của cuộc phỏng vấn sẽ tốt hơn bấy nhiêu. Hôm nay Impactus xin gửi đến bạn đọc những tips nhỏ mà có võ để giúp bạn thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn

 

1 Nghiên cứu công việc thật kỹ trước khi ứng tuyển

 

Việc nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ cũng như văn hóa làm việc của công ty đó là điều rất cần thiết, và gần như bắt buộc phải làm trước khi tham gia phỏng vấn. Bạn có thể bắt đầu việc tìm hiểu những thông tin cơ bản của công ty thông qua website, fanpage và các bài đăng về tuyển dụng trên linkedin. 

2. Chuẩn bị cho các câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng thường hỏi bạn

2.1 Tell me about yourself – Hãy kể cho tôi nghe về bạn

Vậng, có thể khi nghe qua thì bạn sẽ có thể nghĩ rằng, đây đơn thuần chỉ là việc giới thiệu bản thân mình thôi mà. Tuy nhiên trên thực tế không hoàn toàn như vậy. Nhà tuyển dụng muốn bạn có thể nói cho họ biết những bạn có những giá trị gì có thể đem đến cho công ty của họ, và những giá trị này có thực sự phù hợp với những gì mà họ đang tìm kiếm. 

 

Bạn có thể trả lời theo công thức như sau:

 

Hiện tại: Nói một chút về vai trò hiện tại của bạn, phạm vi của nó và có lẽ là một thành tựu lớn gần đây.

 

Quá khứ: Cho người phỏng vấn biết bạn đã đạt được những thành tựu đó như thế nào hoặc đề cập đến kinh nghiệm trước đây có liên quan đến công việc và công ty bạn đang ứng tuyển.

 

Tương lai: Tìm hiểu xem bạn muốn làm gì tiếp theo và tại sao bạn quan tâm đến buổi biểu diễn này (và cũng rất phù hợp với nó).

 

2.2 What is your strength and weakness ? – Điểm mạnh và điểm yếu của bạn?

 

Việc trả lời những câu hỏi này không chỉ đơn thuần là bạn list hết tất cả những ký điểm mạnh và điểm yếu cua của bạn mà còn là những điểm mạnh và điểm yếu này có liên quan gì trong môi trường làm việc. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xác định những điểm yếu và điểm mạnh của mình, bạn có thể lên hỏi những người bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của mình để có được những feedback chân thực nhất về bạn.

 

Với điểm mạnh bạn cũng có thể bắt đầu với những mẫu câu như:

  • My greatest strength/ asset is
  •  I’ve always preferred to 
  • I’m an/a …. person 

Một ví dụ về việc trả lời phỏng vấn về điểm mạnh của bạn

I believe that my greatest strength is the ability to solve problems quickly and efficiently. I can see any given situation from multiple perspectives, which makes me uniquely qualified to complete my work even under challenging conditions. That problem solving allows me to be a better communicator. I am just as comfortable speaking to senior executives as I am junior team members. I think my ability to see all sides of an issue will make me a great asset to the team.

I’ve always preferred to work in groups and find that my collaborative nature is one of my strongest attributes. On projects that I directed, I work well to inspire diverse team members and work side by side with them to achieve the project goals. In fact, I’ve increased productivity by ten percent over the course of two years. 

Với điểm yếu của mình bạn có thể bắt đầu với những mẫu câu như: 

  • I tend to 
  • I am … person 
  • i sometimes 

Một vài ví dụ cho việc trả lời về điểm yếu của bạn: Đó có thể là việc bạn không làm việc nhóm chưa hiệu quả, chưa quen với việc ứng dụng những phần mềm mới trong công việc. 

 I always try to avoid confrontation, in both my personal and professional life. This caused me to compromise sometimes on the quality of my work or what I needed to complete a project just to keep the peace. This became a real problem when I became a manager. One of the most critical aspects of managing people is telling them what they need to hear and not what they want to hear. I recognized this weakness and had been actively working to voice my opinions constructively and helpfully for the betterment of the team.

 

 I’m not familiar with the latest version of the software that you use. I’ve spent my time recently focused on generating a positive user experience and have always been willing to learn new things. Throughout my career software has always changed and I’ve always been willing to adapt to changing technology. I will put in the time it takes to learn this new software. 

2.3. Why did you leave last job – Tại sao bạn rời công việc cũ của bạn 

Những lý do thông thường có thể là do bạn muốn tìm cơ hội phát triển mới, cảm thấy công việc cũ không đáp ứng những sự yêu thích và tính thử thách trong đó nữa, hay không cảm thấy phù hợp để làm việc với những người nhân viên ở công ty cũ. 

Một vài mẫu câu để bạn có thể chuẩn bị cho câu hỏi này:

 

  • I had been with the organization for a number of years and wanted to experience a new environment to continue growing
  • I was offered a promotion at another company
  • I left for an opportunity to advance my career.
  • I was hired for a certain role, but over time that changed and I was no longer being given the opportunity to do the work I was interested in.
  • I was no longer finding the work fulfilling or enjoying my work as much.

2.4. Where do you see yourself 5 years from now? – Dự định của bạn trong vòng 5 năm tới như thế nào 

Nhà tuyển dụng rất cần xem kế hoạch trong 5 năm tới trong tương lai của bạn là gì? lý do là bởi vì nhà tuyển dụng muốn biết rằng lộ trình của bạn có phù hợp cho những kế hoạch của công ty không, nếu bạn ở lại với công ty họ trong vòng 5 năm tiếp theo thì lộ trình thăng tiến của bạn sẽ như thế nào? 

 

Trong phần này, việc trả lời một cách cụ thể về từng mốc mình muốn đến từ điểm B đến điểm A sẽ giúp đáp ứng được những băn khoăn từ nhà tuyển dụng. 

 

Ví dụ: trong 5 năm tới bạn sẽ trở thành CMO – Chief Marketing Operation, thì điểm B ở đây là vị trí CMO, tiếp theo nữa để có thể trở thành CMO thì có thể bạn cần thành một marketing manager, điểm B tiếp theo có thể là bạn cần trở thành một Marketing leader của một nhóm. 

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự rõ ràng về kế hoạch và dự định chi tiết về lâu dài trong tương lai, vậy nên nếu bạn thực sự chưa có kế hoạch chi tiết, bạn cũng không nên quá lo lắng và tự vẽ ra một plan trong đầu và đưa cho nhà tuyển dụng. Hãy thành thật với họ, bạn có thể nói bạn chưa thực sự có một kế hoạch chi tiết cho 5 năm tới. Hoặc một câu trả lời hay hơn cho nhà tuyển dụng với những bạn chưa có kế hoạch chi tiết có thể là: Ở vị trí này, trong vòng 1 năm tới, tôi muốn tích lũy và học hỏi nhiều nhất có thể và sau đó có thể có những ý tưởng tốt hơn cho những năm tiếp theo. 

 

Dưới đây là một câu trả lời ví dụ mẫu:

As a junior-level candidate, I want to learn as much as I can, and in a year or two I’ll have a better idea of what I want next

In five years, I’d like to have completed your leadership training course. I read about it on your website and think it’s a phenomenal program. Once I’ve completed that course, I’d like to develop my skill set to eventually become a project manager for my team.

3. Thể hiện sự kết nối với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn


Khi nói đến một cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải tạo được ấn tượng ban đầu tuyệt vời. Lời khuyên chân thành đó là cách ăn mặc của bạn.

Bạn sẽ tự tin hơn khi biết mình trông chỉn chu và trang phục không bị nhăn và chuyên nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải thoải mái với những gì bạn đang mặc trong ngày; Không có gì phân tâm hơn một người được phỏng vấn đang loay hoay với quần áo hoặc đầu tóc của họ.

Sự tích cực có tác dụng lâu dài trong một cuộc phỏng vấn. Một nụ cười chân thành có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái và cho người phỏng vấn của bạn thấy rằng bạn thực sự nhiệt tình với công việc. Đảm bảo giao tiếp bằng mắt và nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của bạn. Trên hết, hãy tránh bị cám dỗ để đưa ra những nhận xét tiêu cực về những đồng nghiệp hoặc xếp cũ của bạn. 

4. Luyện tập

Tập luyện giúp hoàn hảo hơn. Sắp xếp một cuộc phỏng vấn giả với một người bạn, hoặc nếu vẫn thất bại, hãy luyện tập câu trả lời của bạn cho những câu hỏi thường gặp trước gương. Đây không chỉ là cơ hội để bạn tự tin về khả năng nói tiếng Anh của mình mà còn là một cách tuyệt vời để bạn thoải mái nói về các kỹ năng và trình độ chuyên môn liên quan của mình.

Tại impactus, khóa học Business English hỗ trợ bạn rất nhiều trong những tình huông tiếng Anh công sở thực tế như được rèn luyện phỏng vấn bằng tiếng Anh, rèn luyện kỹ năng trao đổi công việc với đối tác bằng tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình cho công việc bằng tiếng Anh…

Impactus luôn đồng hành cùng các học viên trên con đường phát triển sự nghiệp. ĐĂNG KÝ LỚP HỌC THỬ BUSINESS ENGLISH ONLINE NGAY

TRẢI NGHIỆM HỌC MIỄN PHÍ BUSINESS ENGLISH ONLINE – TIẾNG ANH + KỸ NĂNG MỀM + TƯ DUY
NGAY HÔM NAY

[contact-form-7]

Bài viết Những điều lưu ý trong phong vấn tiếng Anh giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Impactus - Học viện đào tạo Tiếng Anh kinh doanh, Kỹ năng mềm và Định hướng sự nghiệp.



from Impactus – Học viện đào tạo Tiếng Anh kinh doanh, Kỹ năng mềm và Định hướng sự nghiệp https://ift.tt/3zFyKNs
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

20 idioms tiếng Anh thông dụng nhất về thời tiết – người học phải biết

Giải pháp đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp chất lượng từ Impactus

Lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà mùa dịch – Đánh bay covid dành riêng cho bạn